HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT CẦU NÂNG 1 TRỤ CHI TIẾT
1. Tìm hiểu về cầu nâng rửa xe
1.1 Phân loại cầu nâng và thiết kế trạm rửa xe chuyên nghiệp
Có 2 loại cầu nâng: Cầu nâng rửa xe lắp kiểu âm nền và cầu nâng lắp kiểu nổi
Và cầu nâng hiện nay trên thị trường đang được ưa chuộng nhất là: Cầu nâng rửa xe Ấn Độ và Cầu nâng rửa xe Việt Nam
- Nếu diện tích mặt bằng rộng rãi: trên 50m2 thì có thể lắp cầu 1 trụ rửa xe kiểu nổi được
- Nếu diện tích hẹp nên lắp cầu âm nền sẽ tiết kiệm được diện tích đi lại
Cầu nâng rửa xe kiểu nổi
►►► Tham khảo các loại giàn nâng rửa xe tại đây: Cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô
1.2 Cách thiết kế lắp đặt cầu nâng 1 trụ rửa xe
- Kiểu lắp xoay bàn nâng 360o: Diện tích mặt bằng cần lắp Cầu nâng rửa xe phải có diện tích trên 50m2
Lí do: khi lắp đặt thì tâm cầu nâng 1 trụ phải cách tường tối thiểu 3.2-3.5 mét (trường hợp các xe 16 chỗ Transit, Printer khi lên cầu rửa xe, xoay 360 độ sẽ không bị va chạm tường gây xước xát đầu và đuôi xe)
- Kiểu lắp để cố định cầu nâng: Do mặt bằng hạn chế, nên diện tích chiều ngang xưởng phải tối thiểu cho vị trí lắp cầu là 3 mét
Lí do: khi lắp đặt xác định tâm cầu nâng 1 trụ cách tường tối thiểu 1.5 mét
1.3 Thông số của cầu nâng rửa xe Ấn Độ
- Xuất xứ: Ấn Độ
- Sức nâng lớn nhất: 4 tấn
- Chiều cao nâng lớn nhất: 1600mm
- Chiều cao nâng nhỏ nhất: 110-120mm
- Đường kính xilanh: 270mm
- Áp suất khí nén: 6-8 bar
- Dung tích dầu: 150L
- Đường kính ty trong benz: 275mm
- Đường kính benz ngoài: 325mm
- Chiều dài tổng thể bàn nâng: 5000mm
- Chiều rộng bàn bánh xe lên: 650mm x2
- Khoảng cách giữa bàn nâng: 850mm
- Chiều dài của ty khoảng: 2200mm
- Thùng dầu 150L, đổ sẵn dầu
- Không kèm dây hơi
- Đi kèm bộ van thủy lực, van khí lắp trên bình dầu
- Đi kèm 2 ống kẽm dẫn dầu 34mm: 1 ống dài 3 mét và 1 ống dài 1 mét (Khách hàng tự mua thêm nếu cần lắp đặt khác)
2. Quy trình lắp đặt cầu nâng rửa xe ô tô
Sau khi đã xác định được vị trí lắp đặt tiến hành đào 1 hố móng được yêu cầu trên bản vẽ với chiều dài và rộng là 1m2, làm hố khách hàng có thể đào tròn hoặc vuông
Đối với giàn nâng rửa xe ô tô Ấn Độ sẽ có chiều dài ty 2.2m
- Cầu nâng âm nền: Nếu khu vực lắp cầu là đất thổ nhưỡng thì chỉ cần đào sâu 2.65m, sau đó đổ bê tông dày 40cm, còn lại từ mặt nền đáy móng lên đến mặt nền hoàn thiện là 2.25m (nó bao gồm 2.2m chiều dài của ty nâng và 15cm là chiều cao mặt bàn nâng)
- Cầu nâng đặt nổi: Đào sâu 2.5m, sau đó đổ 1 lớp bê tông dày 40cm, làm sao từ mặt bê tông đáy lên đến mặt nền là 2.2m
- Lớp bê tông đáy phải phằng, từ mặt đáy bê tông đến mặt phẳng nền cốt 0 là 2.2 m bằng chiều dài ty ben nâng rửa xe
- Khi đào móng cầu và đổ bê tông như bản vẽ khách hàng sẽ xây hố hoặc thả ống cống nước(80-100cm),sau 7-10 ngày chắc bê tông nền, kỹ thuật sẽ về lắp đặt ty ben, nối đường ống dầu, và mặt bàn cầu nâng
Còn lại kỹ thuật Công ty sẽ tiếp tục lắp đặt
Lưu ý:
- Nếu mặt bằng là đất cát, xốp,... có nước thì phương án tốt nhất là nên thả ống bi xuống và bơm hết nước ra ngoài
- Khi lắp đặt cầu nâng hố móng thi công phải đảm bảo đã được làm sẵn, đổ bê tông trước 7-10 ngày để đảm bảo an toàn cho người sử dụng
- Ngoài ra, để lắp được cầu nâng rửa xe yêu cầu khách hàng phải có đủ đường điện và nước ổn định, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho 2 bên, để trong và sau quá trình lắp kỹ thuật sẽ hướng dẫn sử dụng cho khách hàng
- Hệ thống khí nén phải đáp ứng là 12Bar là tốt nhất, bình chứa tối ưu để nâng được cầu là 20L trở lên đẻ đạt được hiệu quả hoạt động
►►► Tham khảo Bảng giá mở tiệm rửa xe chuyên nghiệp tại đây: Trọn bộ thiết bị rửa xe
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Số 39-Đường Ngọc Hồi-Quận Hoàng Mai-Hà Nội
Điện thoại: 024 3224 7658
Hotline: 0975 382 253 - 0982 025 853 - 0964 063 553
Email: thietbinamvietpro@gmail.com